Hộp giấy là gì? Các đặc điểm và cách phân loại
Với sự phát triển của ngành sản xuất và sự mở rộng kinh doanh của các mặt hàng, doanh nghiệp dẫn đến nhu cầu đóng gói, vận chuyển hàng hóa cùng với những yêu cầu về tiêu chuẩn ngày càng cao. Do đó các xưởng in ấn, sản xuất hộp giấy bao bì cần phải đảm bảo quy trình, kết cấu hộp giấy theo tiêu chuẩn chất lượng hiện hành. Tham khảo đặc điểm hộp giấy được tổng hợp trong bài viết sau để biết chi tiết.
1. Hộp giấy là gì?
Hộp giấy là sản phẩm dùng để chứa đựng, bảo quản, vận chuyển và trưng bày các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng. Hộp giấy chủ yếu phổ biến với các mặt hàng sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ, yêu cầu về ngoại hình cao. Hộp giấy đựng sản phẩm có mặt ngoài thiết kế chứa đựng hình ảnh sản phẩm, logo thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Do đó hộp giấy cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp rộng rãi đến người tiêu dùng.
Hộp giấy được phân loại theo chất liệu, gồm 2 loại chất liệu phục vụ cho mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau. Các loại giấy thường được dùng để chế tạo hộp giấy là duplex, giấy bristol, giấy bìa sóng bồi, giấy bìa cứng (3 – 5 – 7 lớp) theo yêu cầu cụ thể của từng loại sản phẩm được chứa đựng. Trong đó 2 loại phổ biến nhất là:
- Giấy bìa cứng: Hộp giấy có cấu tạo bằng giấy bìa cứng không có chức năng chứa đựng sản phẩm, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa có khối lượng và trọng lượng nặng do chỉ được cấu tạo bởi một lớp giấy có định lượng cao.
- Giấy carton: Hộp giấy carton có cấu tạo 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp kết hợp cùng lớp giấy bồi bên ngoài nhằm đảm bảo yêu cầu về in ấn. Hộp giấy carton có cấu tạo 3 lớp gồm 2 lớp giấy phẳng bên ngoài và 1 lớp sóng ở giữa. Loại hộp giấy 3 lớp này được sản xuất với mục đích chứa đựng những hàng hóa tương đối nhỏ gọn về khối lượng và trọng lượng. Hộp giấy carton 5 lớp có kết cấu 2 lớp giấy phẳng bên ngoài, 2 lớp sóng ở giữa và 1 lớp phẳng bên trong. Mục đích sử dụng hộp giấy carton 5 lớp để dùng cho những hàng hóa có khối lượng và trọng lượng lớn. Hộp giấy carton 7 lớp gồm có 4 lớp giấy phẳng, 3 lớp sóng định hình với khả năng chứa đựng và vận chuyển hàng hóa đặc biệt nặng.
2. Phân loại hộp giấy
Ngoài dựa vào cấu tạo, đặc điểm của hộp giấy còn được phân loại dựa vào các tiêu chí sau:
-
Dựa vào công dụng
Tùy vào sản phẩm chứa đựng bên trong mà hộp giấy sẽ được phân loại với những tính năng khác nhau. Xét về khía cạnh tiếp xúc với sản phẩm, bao bì hộp giấy được chia thành bao bì trong và bao bì ngoài.
Bao bì trong là lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, có ảnh hưởng lớn nhất đến việc bảo quản sản phẩm. Lớp bao bì này cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến giá thành bán ra của sản phẩm.
Bao bì ngoài là lớp bao bì bên ngoài cùng, thường có hình ảnh sản phẩm kèm theo nhằm đảm bảo cả chất lượng và số lượng hàng hóa bên trong. Bao bì ngoài phải có độ cứng cáp, chắc chắn để bảo vệ cho hàng hóa khi lưu trữ và trong quá trình vận chuyển.
-
Dựa vào số lần sử dụng
Bao bì giấy dùng 1 lần: là loại chỉ dùng 1 lần và không có khả năng tái sử dụng. Điển hình là hộp giấy, ly giấy, ống hút giấy, chén đĩa giấy hoặc các sản phẩm trang trí tiệc bằng giấy.
Bao bì giấy dùng nhiều lần: có khả năng tái sử dụng nhiều lần như hộp quà tặng cứng cáp, túi giấy, hộp cao cấp,…
-
Dựa vào chất liệu
Chất liệu dùng để sản xuất hộp giấy gồm có nhiều loại, phổ biến nhất là các loại sau:
Giấy kraft
Được chế tạo từ bột gỗ mềm, không có chất tẩy trắng. Có 2 loại giấy kraft là kraft nguyên chất và kraft tái chế.
Ưu điểm của hộp giấy làm từ giấy kraft là thân thiện với môi trường, sản phẩm mộc mạc, tiết kiệm chi phí. Hộp giấy phù hợp với các sản phẩm handmade, thủ công cao cấp như mỹ phẩm, quà tặng,…
Giấy couche
So với giấy kraft, giấy couche có phần cao cấp hơn với đặc tính là độ bóng nhẵn và mềm mịn cao. Giấy còn có khả năng không gây chói mắt khi nhìn. Giấy couche thường được dùng làm bao bì của mỹ phẩm, dược phẩm.
Giấy duplex
Đặc điểm của loại giấy này là độ cứng tốt. Giấy có 2 mặt màu sắc khác nhau, một mặt màu sáng và mặt còn lại có màu sẫm hơn. Giá cả giấy duplex tương đối rẻ hơn 2 loại ở trên nên có thể tối ưu chi phí của thành phẩm.
Bên cạnh đó tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng còn có các loại giấy khác như giấy mỹ thuật, giấy ivory, bristol,… kết hợp cùng các loại sóng giấy như A, B, C, E, F, AB để sản xuất hộp cứng, hộp giấy, thùng carton.
3. Lợi ích hộp giấy mang lại
Bao bì hộp giấy có nhiều ưu điểm hơn so với bao bì nhựa, nilon như:
Thân thiện, bảo vệ môi trường
Nếu như bao bì nilon cần mấy chục năm thậm chí cả trăm năm mới có thể phân hủy hoàn toàn thì bao bì hộp giấy chỉ mất vài tháng để phân hủy. Điều này giúp hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường đất, nước. Bên cạnh đó giấy có thể tái chế đến 6 lần trước khi chôn lấp hoặc vứt bỏ. Vì thế lượng chất thải rắn thải ra cũng được giảm thiểu đáng kể.
Ngoài ra bao bì hộp giấy có thể tái sử dụng, chế tạo thành các vật handmade trong nhà như ống bút, vách ngăn hộc tủ, bìa cứng,…
Tăng thiện cảm người dùng
Năm 2019 Vietnam Report đã thực hiện khảo sát sự quan tâm của người tiêu dùng khi sử dụng bao bì sản phẩm, có hơn 34% ý kiến cho rằng vật liệu bao bì đóng gói (có khả năng phân hủy sinh học) đóng vai trò quan trọng. Do đó các doanh nghiệp sử dụng bao bì thân thiện với môi trường như hộp giấy, túi giấy có khả năng tăng thiện cảm với người dùng, là một cách tiếp thị và tiếp cận khách hàng thông minh.
4. Các kỹ thuật in ấn trên bề mặt của hộp giấy
Ngoài việc thiết kế bề ngoài hộp giấy đẹp, bắt mắt thì các kỹ thuật in ấn trên bề mặt hộp giấy cũng góp phần tăng tính thẩm mỹ, nâng cao giá trị sản phẩm và gây ấn tượng với khách hàng. Các kỹ thuật in ấn bề mặt hộp giấy phổ biến hiện nay gồm:
Dập chìm, dập nổi
Kỹ thuật dập chìm dập nổi là một trong các kỹ thuật in ấn trên bao bì hộp giấy phổ biến nhất bởi độc đáo, đẹp mắt và tạo điểm nhấn. Các loại sản phẩm thường dùng kỹ thuật in này là namecard, sách, sổ tay, túi giấy cao cấp, hộp quà tặng,…
Ép kim hộp giấy
Ép kim hộp giấy là kỹ thuật in ấn sử dụng năng lượng từ nhiệt cộng với sức ép từ kim loại mỏng nhằm làm nổi chữ, logo hay hoa văn. Kỹ thuật in ấn bao bì này thường áp dụng cho các sản phẩm cao cấp như hộp rượu, hộp quà tặng, hộp đồng hồ, hộp trang sức, điện thoại,… Màu sắc đa dạng cho bạn có nhiều sự lựa chọn phù hợp.
Cán màng bóng, màng mờ
Đây là kỹ thuật in phủ thêm 1 lớp màng polyme trên bề mặt bao bì. Có 2 phương pháp là cán bóng và cán mờ. Kỹ thuật này giúp bảo vệ bề mặt hộp giấy, hạn chế trầy xước trong khi lưu giữ, vận chuyển và trưng bày. Cán màng thường dùng cho các hộp đựng quần áo, phụ kiện, thời trang.
Phủ UV, Varnish, IR
Phủ UV, Varnish, IR lên hộp giấy giúp các chi tiết trở nên bắt mắt hơn dưới ánh sáng đèn hoặc ánh nắng mặt trời. Bao bì của các sản phẩm như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… thường sử dụng kỹ thuật in này để làm nổi bật chi tiết sản phẩm, thu hút hơn.
Cấn, bế hộp giấy
Cấn, bế hộp giấy là kỹ thuật in ấn trên bao bì hộp giấy sử dụng khuôn có sẵn để tạo ra hình dáng trên hộp theo yêu cầu của khách hàng, từ hộp giấy đơn giản đến những sản phẩm pop-up, 3D,…
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết được đặc điểm hộp giấy cũng như các kỹ thuật in ấn trên hộp giấy phổ biến nhất hiện nay. Để có được bao bì sản phẩm chất lượng phải tổng hợp đầy đủ các yếu tố như mục đích sử dụng, thiết kế, vật liệu, chi phí cho đến công ty in ấn hộp giấy đạt tiêu chuẩn.
Hãy liên hệ In Siêu Tốc khi cần in ấn bao bì hộp giấy các loại.
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Hoa Sen Việt
198/18 Thoại Ngọc Hầu, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú
Hotline: 0903 79 68 29 – 028 3972 2222
Email: sales.insieutoc@gmail.com
The post Hộp giấy là gì? Các đặc điểm và cách phân loại appeared first on In siêu tốc VN.
source https://insieutoc.vn/dac-diem-hop-giay
Nhận xét
Đăng nhận xét